Tổng cộng:
[tintuc]
Sản phẩm được làm từ da là một trong những phụ kiện được yêu thích hiện nay cho cả nam và nữ. Tuy nhiên, cũng chính vì điều này mà trên thị trường có không ít sản phẩm giả da khiến nhiều người mua hàng lúng túng khi chọn mua sản phẩm phù hợp. Một số tài liệu trên mạng hướng dẫn thử da thật – giả bằng các đốt da, da bò thật sẽ không cháy. Liệu điều này có đúng không?
Mời các bạn cùng Walker thảo luận về vấn đề này; trước hết để trả lời câu hỏi trên chúng ta sẽ đi tìm hiểu về da thật xem nó như thế nào, từ đó chúng ta sẽ có câu trả lời chính xác.
1. Hiểu về da thật và da giả – Phân biệt chúng như nào:
Da Thật: Là một lớp vỏ bọc bên ngoài, bảo vệ cơ thể của động vật dưới tác động của môi trường và thời tiết. Qua kỹ thuật thuộc da, chúng ta sẽ có da để làm nên các sản phẩm nguồn gốc da thật. Điều này, có nghĩa là sản phẩm được làm từ da thật, về bản chất các sản phẩm này, da là chất hữu cơ được tổng hợp trong quá trình trao đổi chất của động vật.
Cấu tạo các lớp của da thật
Cấu tạo các lớp của da thật
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần có một lưu ý nhỏ. Đa số các sản phẩm từ da được ghi chung là làm từ nguyên liệu “da thật”. Điều này không sai, nhưng ở nhiều nước trên thế giới thì nhà sản xuất sẽ cung cấp rõ thông tin là sản phần làm từ loại da nào, Full Grain, Top grain, Protected Grain, Corrected Grain hay Genuine Leather… Bởi vì cùng là da nhưng chất lượng và độ bền của chúng khác nhau rất nhiều. Chính điều này lý giải vì sao những sản phẩm nhiều khi giống nhau mà giá thành khác nhau rất nhiều.
Da giả: chúng ta thường hay nghe với những cái tên khác như da Simili, Da PU. Vậy thực chất các khái niệm trên là gì?
- Simili là tên gọi chung cho các sản phẩm giả da hiện nay, ngoài ra còn có các tên khác như faux leather, pleather… Simili được làm từ một tấm vải lót, thường được dệt kim bằng sợi polyester, sau đó sẽ được nhuộm lên từ một đến hai lớp nhựa PVC để tạo liên kết.
- Da PU cũng là một loại simili được phủ lên một lớp nhựa Polyurethane (PU). Có nghĩa là, dù bạn thấy trên bề mặt da giả có thể có vân da nhưng bản chất của nó là nhựa PVC, có mùi và độ bóng đặc trưng của nhựa.
Chúng ta đi trả lời câu hỏi "Đốt da có cháy không?"
Một số trang mạng hướng dẫn cách nhận biết da thật giả bằng cách đốt thử sản phẩm, hơ lửa qua da bò. Nếu là da thật sẽ không bị cháy, không bị nhăn, và cũng không bị sun lại. VD: Nếu đốt ví bị cháy thì đó là da giả còn ví mà không có biểu hiện gì thì đó là gia thật.
Vì rất nhiều người muốn chắc chắc sản phẩm mình mua là da thật 100%. Do đó, họ đã thử áp dụng các trên. Các khách hàng mua online cũng yêu cầu được thử lửa khi đặt hàng. Do đó, nhiều shop đưa ra lời quảng cáo là bên shop bao đốt, kiểm tra bằng lửa v..v.. Điều này vô hình chung làm cho người mua ví da bò ngầm hiểu rằng da thật đốt sẽ không cháy, nhưng liệu rằng đây có phải là sự thật?
Như đã trình bày ở trên, da thật về bản chất là chất hữu cơ. Còn lửa là loại năng lượng mạnh mẽ. Hầu như bất cứ thứ gì cũng có thể bị lửa đốt cho dù là sắt thép, vàng..v..v. Da thật là chất hữu cơ nên cũng không tránh khỏi việc bị cháy khi đốt đến nhiệt độ cháy nhưng điểm khác biệt là da thật khi cháy có đặt điểm riêng.
Điểm khác ở đây là, da thật không bùng cháy thành ngọn lửa như da giả. Như vậy lửa có thể đốt cháy mọi thứ kể cả da thật và giả da. Vấn đề bạn cần quan tâm khi dùng lửa để thử da thật hay da giả đó chính là cách mà chiếc ví đó cháy như thế nào.
+ Đối với giả da: giả da khi cháy sẽ nổi bọt, dễ tan chảy thành chất lỏng (vì có thành phần nhựa). Ngoài ra, nó còn tỏa ra mùi khét của nhựa như mùi đốt túi nylon.
+ Đối với da thật: da thật cháy sẽ ra muộn than và sẽ có mùi khét của hợp chất hữu cơ giống mùi tóc, lông bị cháy.
Cảnh báo khi các shop quảng bá da thật đốt không cháy:
Đây là một cú lừa – chiêu trò trong kinh doanh. Người bán có thể quay clip đốt da simili ( giả da) ngay trước mắt chúng ta nhưng không bao giờ cháy. Bạn có thể thấy động tác test lửa có vẻ rất chuyên nghiệp, nhưng lửa hơ như vậy chỉ làm cho vật liệu bị nóng lên. Đây là kĩ thuật ảo giác khiến ta tưởng rằng tấm da bị đốt. Nhưng thực tế da chỉ ấm lên không hơn không kém. Có những vị khách hào hứng cũng muốn thử. Do đó, không ít người đã đốt và làm hỏng sản phẩm. Vì thế đừng vì hiểu lầm mà đốt đi sản phẩm thật, tiền mất mà tật mang.
[/tintuc]