- Trang chủ
- Giải Trí Walker-Blog
- Phát hiện 'lỗi' trong vắc xin COVID-19 Moderna, Pfizer: Khoa học nói gì?
[info]Một khám phá mới về 'lỗi' của công nghệ mRNA ở vắc xin COVID-19 Moderna, Pfizer khiến các nhà khoa học đang phải xem xét lại thiết kế của vắc xin.[/info]
[chitiet]
Nghiên cứu mới cung cấp những hiểu biết quan trọng về tương lai của vắc xin mRNA - Ảnh: SHUTTERSTOCKKhi các nhà nghiên cứu Đại học Cambridge (Anh) đi sâu vào công nghệ mRNA, với hy vọng sẽ cải thiện liệu pháp điều trị bằng mRNA trong tương lai, họ đã phát hiện công nghệ này bị "lỗi", khiến một số người cảm thấy lo ngại về những “tác dụng ngoài mục tiêu”.
Vắc xin công nghệ mRNA "lỗi" có ảnh hưởng người tiêm?
Nghiên cứu mới đã xác định biến đổi hóa học trong một số phân tử mRNA có trong các loại vắc xin Moderna, Pfizer, khiến trình tự mRNA “trượt” khi nó được giải mã trong tế bào.
Các nhà nghiên cứu, dẫn đầu là một nhóm tại Đơn vị Độc chất MRC tại Đại học Cambridge (Anh), phát hiện ra sự hiện diện của biến thể - được gọi là N1-methylpseudouridine - đã gây ra "phản ứng miễn dịch ngoài ý muốn" ở khoảng 1/3 người được tiêm chủng trong nghiên cứu.
Nghiên cứu 65.000 phụ nữ: Vắc xin công nghệ mRNA an toàn với thai kỳ
Trung Quốc bào chế vắc xin mRNA, khoe 'tốt hơn hàng Mỹ'
Singapore: Người dị ứng vắc xin mRNA có thể tiêm Sinovac
Giáo sư Neil Mabbott, chuyên gia miễn dịch học tại Đại học Edinburgh - người không trực tiếp tham gia nghiên cứu - nhận định: một số phân tử trong các loại vắc xin này đã được sửa đổi để làm cho chúng bền hơn. Điều này nhằm ngăn hệ thống miễn dịch của chúng ta phá hủy vắc xin trước khi chúng có thời gian kích thích phản ứng miễn dịch với vi rút corona.
“Tuy nhiên trong nghiên cứu mới, các tác giả chỉ ra những sửa đổi này đôi khi có thể khiến tế bào đọc sai thông tin RNA của vắc xin. Khi điều này xảy ra, nó có thể tạo ra những phiên bản bất thường protein gai của vi rút corona (protein gai là loại protein giúp virus xâm nhập vào tế bào cơ thể - NV)”, Giáo sư Mabbott giải thích.
Tuy nhiên theo nghiên cứu, điều đầu tiên cần làm rõ là về mặt lý thuyết, "phản ứng miễn dịch ngoài ý muốn" hoặc “ngoài mục tiêu” có thể gây hại, nhưng trong trường hợp này, nó không gây ảnh hưởng xấu cho những người tiêm vắc xin Moderna hay Pfizer.
Thiết kế lại vắc xin công nghệ mRNA
Bằng cách sửa chữa các trình tự dễ mắc phải các lỗi hóa học này nhất, nhóm nghiên cứu Cambridge đã có thể thiết kế lại một cách hiệu quả vắc xin công nghệ mRNA: chỉ tạo ra loại protein theo dự định và do đó tạo ra phản ứng miễn dịch mong muốn.
Đồng tác giả chính, Giáo sư Anne Willis, cho biết thêm: "Nghiên cứu này tập trung nhiều hơn vào cách chúng ta có thể tối ưu hóa công nghệ mRNA để tiếp tục phát triển các loại vắc xin mới mang tính thay đổi cuộc chơi trong tương lai, thay vì xác định bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào với các loại vắc xin hiện tại".
Ông Willis nhấn mạnh khi hàng tỉ bảng Anh đang đổ vào loạt phương pháp điều trị các bệnh khác bằng công nghệ mRNA tiếp theo, điều cần thiết là các phương pháp trị liệu mới phải được thiết kế để không có các tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Tiến sĩ James Thaventhiran, đồng tác giả, giải thích rõ hơn: "Chúng ta cần đảm bảo rằng vắc xin mRNA trong tương lai cũng đáng tin cậy. Việc trình diễn các mRNA 'chống trượt' của chúng tôi là một đóng góp quan trọng cho sự an toàn trong tương lai của các loại vắc xin mới".
Các nhà khoa học khác nói gì?
Giáo sư Sheena Cruickshank, nhà miễn dịch học tại Đại học Manchester (Anh) - người không trực tiếp tham gia vào nghiên cứu - nhận xét: “Điều quan trọng là không có bằng chứng nào cho thấy vắc xin mRNA có liên quan đến việc gây hại cho người tiêm chủng. Nghiên cứu cũng không xem xét phản ứng kháng thể của bệnh nhân sau khi tiêm vắc xin mRNA. Vì vậy, không rõ liệu cơ chế 'lỗi' này có bất kỳ tác động nào đến hiệu quả hoặc độ an toàn của việc tiêm chủng hiện tại hay không”.
Tuy nhiên, Giáo sư Cruickshank nhấn mạnh đây là một nghiên cứu quan trọng, nhằm nâng cao, bổ sung vào những gì các nhà khoa học đã biết. Đồng thời, cảnh báo cách họ sử dụng nền tảng công nghệ mRNA để thiết kế các loại vắc xin khác trong tương lai.
Đồng quan điểm với Giáo sư Cruickshank, Giáo sư Stephen Griffin, chuyên gia về vi rút học ung thư tại Đại học Leeds (Anh) - người không thuộc nhóm nghiên cứu - cho biết: “Không có bằng chứng nào cho thấy những phát hiện trong nghiên cứu này liên quan đến những tác dụng phụ của vắc xin. Điều này, trong tương lai sẽ phải tiếp tục làm rõ".
Nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Nature - một tạp chí khoa học 150 tuổi, uy tín và có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất trong giới khoa học toàn cầu.[/chitiet]